CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI NGÔI NHÀ ONLINE CỦA THÀNH CÔNG

Ngọn nến ấm áp sẽ được thắp lên để sưởi ấm cho căn phòng...

KHOẢNH KHẮC ẤY RỒI CŨNG QUA MAU

Niên khóa 2010 - 2015.

NHẬT KÝ NGÀY THÁNG NĂM

22h TỐI HẰNG NGÀY CÙNG NHAU ĐÓN ĐỌC NHẬT KÝ CÁ NHÂN NHÉ! :).

DU LỊCH VÀ GÓC ĂN UỐNG

Nơi ra đời của những tấm ảnh, video ghi lại khoảnh khắc du ngoạn bốn phương và những món ăn bản thân có thể làm.

NGÔI NHÀ MƠ MỘNG

Một bên là biển một bên là thành phố...

Jon Bin

Jon Bin
Ảnh cá nhân

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

10 BÍ QUYẾT QUẢN LÝ NHÂN SỰ



1. Đưa ra một dự án rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, vừa sức. Đồng thời, chia sẻ nó với tất cả nhân viên. Họ cần biết bạn đang dẫn dắt công ty theo hướng nào? Họ có thể làm gì để sát cánh bên bạn, cùng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển? Nắm bắt được những điều đó, nhân viên sẽ dần dần xây dựng trách nhiệm và làm việc hiệu quả hơn.

2. Yêu cầu nhân viên lập mục tiêu cá nhân. Hãy khuyến khích nhân viên lập những mục tiêu cao để kích thích họ vươn đến đỉnh cao mới và đạt được nhiều thành quả hơn. Nhìn chung, nếu tiêu chuẩn càng cao và nỗ lực càng lớn thì thành quả càng tốt. Lên lịch để mọi người cùng thảo luận và có những điều chỉnh thích hợp nhằm dung hòa mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của công ty.

3. Bộc lộ kỳ vọng của mình. Cho nhân viên biết phản hồi của bạn về khả năng và thành quả làm việc của họ. Nên thực hiện điều này đều đặn trong suốt năm. Xác định rõ nhân viên nào cần tăng cường huấn luyện và giám sát, nhân viên nào không. Có một số người không thể thành công, dẫu bạn đã hỗ trợ hết mình. Trong trường hợp này, không còn cách nào khác, hãy cân nhắc việc sa thải.

4. Quản lý bằng cách quan sát. Hãy dành thời gian đi vòng vòng và quan sát những gì đang diễn ra trong công ty. Đừng chỉ có đóng đinh ở chiếc bàn vô tri giác hoặc đi lướt qua nhân viên trên hành lang công ty. Nếu có thể, hãy dừng lại một hai phút, trò chuyện cùng họ. Nhân viên là nhân tố chìa khóa mang lại thành công cho doanh nghiệp. Tìm hiểu họ cần gì? Thích gì? Ghét gì? Việc gì tạo cho họ một môi trường làm việc đầy thử thách và giàu ý nghĩa?

5. Lắng nghe ý kiến nhân viên. Quan tâm đến nhân viên trong công ty. Mời họ vào phòng mình hoặc phòng hội thảo. Khuyến khích nhân viên thoải mái trò chuyện để hai bên có thể thấu hiểu lẫn nhau. Trò chuyện và thấu hiểu không nhất thiết phải là chia sẻ thông tin cá nhân một cách chi tiết. Thay vào đó, bạn nên trao đổi suy nghĩ về công việc, sở thích, gia đình… Lý tưởng nhất là thảo luận nhóm nhỏ. Thời điểm thích hợp là trong bữa sáng hoặc trưa.

6. Cho nhân viên biết mình quan tâm đến họ. Không một nhân viên nào muốn cống hiến cho ông chủ chỉ biết có lợi nhuận và công việc. Khi nhân viên biết chủ doanh nghiệp quan tâm đến mình, họ sẽ nỗ lực làm việc một cách tận tâm và hiệu quả. Vậy nên, hãy bày tỏ cho họ thấy: tại sao bạn quan tâm đến họ và tại sao họ quan trọng đối với bạn?
Thêm vào đó, hãy cùng nhân viên trò chuyện về con đường sự nghiệp của họ; tập trung vào việc bạn muốn giúp đỡ để họ phát triển, thăng tiến. Việc huấn luyện nhân viên gắn liền với sự tồn vong của công ty. Huấn luyện nâng cao kỹ năng cho nhân viên để họ tự tin và hăng say lao động, gánh vác nhiều trọng trách trong công ty. Cho nhân viên biết là bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ họ một cách đúng lúc để giải quyết mọi khó khăn. Phương pháp này mang lại thành công cho doanh nghiệp.

7. “Huấn luyện chéo” nhằm thúc đẩy năng lực nhân viên. Tạo cơ hội để các nhân viên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Hãy hướng dẫn nhân viên kĩ năng mới để họ tương trợ lẫn nhau, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó. Trong khi thực hiện những kĩ năng mới và nhận trách nhiệm tốt hơn, giá trị của họ đối với công ty sẽ tăng.

8. Cởi mở đón nhận những ý tưởng mới. Những ý tưởng sáng tạo và xuất sắc không chỉ từ dàn lãnh đạo mà có thể xuất phát từ bất kì một nhân viên nào trong công ty. Đó là lý do quan trọng để bạn nuôi dưỡng một môi trường tốt, có khả năng khuyến khích tất cả nhân viên chia sẻ ý tưởng cải thiện công ty. Các ý tưởng đa dạng về chính sách, thủ tục, phân bổ vị trí, thiết kế sản phẩm hay dịch vụ khách hàng… Kết quả là bạn nhận được năng suất làm việc cao hơn và nguồn ý tưởng bất tận.

9. Thư giãn. Hãy tổ chức các môn thể thao như chơi cờ, bóng bàn, bài Rumi… Văn phòng là nơi nghiêm túc, gắn liền với những thứ nặng nề như: tiền tài, công danh, thị phần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, văn phòng có thể dùng làm nơi thư giãn. Nhiều người khuyến khích việc thư giãn nơi công sở và tin rằng nó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Xếp lịch nghỉ định kỳ khoảng một tiếng cho tập thể nhân viên công ty. Có câu nói rằng: Khi bạn tin vào giá trị của lao động cật lực, bạn cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi thư giãn một chút.

10. Tổ chức lễ hội mang phong cách riêng của công ty. Ý tưởng này thích hợp với kế hoạch về một môi trường làm việc mang tính nhân văn và tương tác lẫn nhau. Khi công ty tổ chức sinh nhật cho công nhân viên, hay buổi lễ chúc mừng những thành tích quan trọng, nhân viên sẽ cảm thấy được quý trọng và được đánh giá cao. Kết quả là tạo ra môi trường làm việc tích cực, nâng cao quyết tâm cống hiến hết mình của nhân viên để tạo thành công cho công ty.

(Theo Doanh Nhân Sài Gòn) - Quantri.vn

Remarketing - Gợi "nhắc bài" thuở ấu thơ

Khi bạn xem hàng hóa tại một trang mua sắm online nhưng lại không mua hàng. Ngay sau đó, khi bạn mở các trang google hay mạng xã hội (facebook) thì các sản phẩm đó lại xuất hiện bên tay phải của màn hình
Đó không phải ngẫu nhiên mà chính là do trang bán hàng online bạn vừa xem đang dùng Remarketing. 


[​IMG]

Khái niệm Remarketing:


Những người đã từng vào trang web của bạn, có thể chưa mua, nhưng họ là những khách hàng tiềm năng, đã – đang hoặc sẽ có nhu cầu mua trong tương lai. 

Bạn có thể quảng cáo tới những người đã ghé thăm website mà chưa mua hàng cho dù họ đi bất cứ đâu trên Internet. Kỹ thuật này được gọi là Remarketing (Tiếp thị lại).

Làm thế nào để thực hiện Remarketing ?

Bạn cần nhúng đoạn mã Remarketing vào trang web của mình.

Khi khách truy cập vào trang web, thông tin (cookie) sẽ được lưu trên trình duyệt.

Sau khi khách ra khỏi trang web, lang thang trên mạng vàvào website X khác - cho phép hiển thị quảng cáo Google (Display Network – một hình thức tiếp thị liên kết) thì Google sẽ dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo website của bạn trên website X.

[​IMG]

5 công dụng của Remarketing:


1/ Theo đuổi khách hàng tiềm năng: 

Những người đã ghé thăm website và xem hàng hóa của bạn, ít nhất họ cũng đã, đang hoặc sẽ có nhu cầu. Vấn đề là vì một lý do nào đó khiến họ không quyết định mua ngay. Vậy bạn sẽ bỏ qua lượng khách hàng này hay là tiếp tục thu hút sự quan tâm của họ? 

Nếu bạn không làm thì chắc chắn đối thủ của bạn sẽ ngay lập tức nhảy vào giành khách hàng của bạn đấy.

2/ Nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đến khách hàng:

Nếu được một website nào đó để ý và quan tâm đến những lựa chọn của mình, thậm chí họ luôn muốn gợi nhắc và chào đón mình thì ở vị trí là một khách hàng, bạn có thích không ?

Hãy thể hiện rằng công ty bạn luôn muốn quan tâm và phục vu khách hàng một cách chu đáo.

3/ Duy trì sự hiện diện thương hiệu trước mắt khách hàng tiềm năng:

Bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí và thời gian để tăng độ nhận biết thương hiệu cho những người thực sự không có nhu cầu.

Với Remarketing, bạn có thể chọn lựa và luôn luôn duy trì nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng tiềm năng nhất của mình.

[​IMG]

4/ Tiết kiệm và hiệu quả: 

Thông điệp – quảng cáo được gữi đến đúng đối tượng, điều này là rất quan trọng bởi gữi tràn lan chi phí sẽ cao hơn nhưng hiệu quả mang lại thì không được bao nhiêu.

5/ Tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số:

Chỉ có khoảng 1-2% khách mua hàng ngay từ lần truy cập đầu tiên. Bởi đa số mọi người cần thêm thời gian và cả sự tin tưởng.

Nhưng sau khi họ suy nghĩ xong, rất có thể họ đã quên mất địa chỉ trang web của bạn và bạn sẽ mất đi một lượng khách hàng khá lớn đấy.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Chiến lược sáp nhập và quốc tế hóa của Dentsu

Trong buổi phỏng vấn lần đầu tiên với Campaign Asia-Pacific, Executive Vice President, thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn Dentsu, ông Tim Andree, thảo luận về những yếu tố mang đến thành công cho các dự án sáp nhập, những kinh nghiệm quý báu từ bên ngoài thế giới marketing và tầm quan trọng của việc trao thêm quyền với các cấp lãnh đạo tại địa phương.
Hiện tại là Executive Vice President kiêm Executive Chairman của Dentsu Aegis Network (DAN), ông Andree là thành viên hội đồng quản trị ngoại quốc đầu tiên của tập đoàn. Tất cả bắt đầu từ năm 2013, sau khi ông giúp Dentsu trở thành mạng lưới quảng cáo có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ và đạt mức tăng trưởng doanh thu bên ngoài Nhật Bản lên con số 15% chỉ từ 4%. Sau khi thương vụ sát nhập Aegis, con số này đã tăng lên 54% (tính đến quý I, 2015).
Ông đồng thời chịu trách nhiệm mảng kinh doanh quốc tế của Dentsu cũng như mạng lưới DAN. ‘Quốc tế hóa’ giữ một ví trí ưu tiên đối với công ty. Mặc dù rất nhiều người trong ngành hoài nghi vào thời điểm sát nhập với Aegis, thương vụ vẫn thành công ngoài mong đợi, với 90% cấp lãnh đạo được giữ lại ở cả hai phía.

Quy mô tuy quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là động lực. Chúng tôi đã tạo ra nguồn động lực mới. Khi mọi người chiến thắng, bạn tạo ra tinh thần thực sự kết nối mọi người với nhau.

Triết lý mua bán sáp nhập của Dentsu

Ông Andree thừa nhận rằng quy trình này không hề dễ dàng, nhưng ông cho rằng Aegis và Dentsu có khởi đầu rất tốt khi cả hai công ty có rất nhiều điểm bổ sung hoàn thiện cho nhau. “Dentsu rất mạnh ở Châu Á, Aegis là ông lớn tại Châu Âu và cả hai tăng trưởng rất nhanh tại Châu Mỹ”, Andree chia sẻ. “Aegis đã và đang hoàn thành mô hình tích hợp một báo cáo tài chính, và Dentsu cũng vậy. Chúng tôi đã loại bỏ hoàn toàn những ngăn cách.”
Ông bổ sung rằng thay vì tập trung vào chi phí, điều được nhấn mạnh là “tạo ra sức mạnh tổng hợp và tận dụng các cơ hội bán sản phẩm, dịch vụ cộng thêm”. Điều này là nguyên nhân tạo ra doanh thu ròng 6 tỷ đô la Mỹ trong năm tài khoá 2014 “chưa kể một số hạng mục khác”.
Từng là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp đã, ông đã sử dụng một câu triết lý trong thể thao để bày tỏ điều ông nghĩ là quan trọng nhất: “Scale matters, but what matters more is momentum. We created new momentum. When people are winning, you create that spirit that really gets people engaged.” (tạm dịch: Quy mô tuy quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là động lực. Chúng tôi đã tạo ra nguồn động lực mới. Khi mọi người chiến thắng, bạn tạo ra tinh thần thực sự kết nối mọi người với nhau.)
Thành tích ca Dentsu trong năm 2015.
  • Doanh thu quý I đạt 172.027 triệu Yên, tăng 14,9% so với năm 2014.
  • Lợi nhuận Dentsu Group tăng trưởng 15,4%
  • Lợi nhuận gộp tăng 8,1% trong quý I
  • 2,3% lợi nhuận gộp tại Nhật trong khi Dentsu Aegis Network là 29,7%
  • 7 vụ sát nhập/đầu tư trong quý I và con số này là 10 trong quý II.
Dĩ nhiên không phải mọi vụ sáp nhập đều chiến thắng lẫy lừng. Một vài quan sát viên từ thị trường Ấn Độ cho rằng chất lượng sáng tạo của agency Taproot - sau khi sáp nhập đình đám - không được như kỳ vọng. Nhưng trong phần lớn trường hợp, đội ngũ lãnh đạo của các công ty được sát nhập vẫn được giữ lại, cũng như danh tính của chính công ty. Năm nay, Dentsu đã hoàn tất tổng cộng 17 thương vụ sát nhập trên toàn cầu.
Ông Andree tiết lộ mục tiêu của Dentsu là hỗ trợ cho các công ty được sát nhập tiến lên một tầm cao mới, hơn là xóa bỏ các lợi thế vốn có của họ. Điển hình như một số phi vụ sát nhập quy mô nhỏ như Mcgarrybowen và Mitchells (một media agency ở Úc và một PR agency ở Bắc Mỹ), ông tiết lộ rằng họ đã hỗ trợ Dentsu tạo ra lợi thế cạnh tranh cốt lõi ở quốc gia đó.
“Phần lớn các công sát nhập của chúng tôi đều có những năm thành công sau khi tham gia vào Dentsu”, theo chia sẻ của ông Andree. Phát biểu trên có vẻ khá táo bạo, nhưng ông nhấn mạnh rằng quy mô của Mcgarrybowen đã tăng trưởng gấp bốn lần kể từ khi bán cho Dentsu.
Ông Tim Andree là thành viên hội đồng quản trị không mang quốc tịch Nhật đầu tiên của Dentsu vào năm 2013.
Ông Andree lưu ý rằng nhiều thương vụ sát nhập đã được lên kế hoạch tại Trung Quốc, nơi DAN đã nắm quyền điều hành của Verawom, OMP và Isobar, nhưng không để lộ thêm thông tin nào. Thị trường thường hay bị đánh giá là rất khó khăn cho các thương vụ sát nhập do không đồng tình về những kỳ vọng cùng sự khác biệt văn hoá.
Ông Andree chia sẻ: “Nếu bạn có suy nghĩ ngắn hạn khi nhảy vào thị trường Trung Quốc, có thể bạn sẽ thất bại. Bạn phải tính toán cẩn thận, biết họ sẽ đầu tư như thế nào và trao đổi rõ ràng về tầm nhìn chung trong tương lai. Nếu bạn có một tầm nhìn thống nhất, bạn có thể thành công. Nhưng nếu họ không đồng thuận, bạn sẽ gặp rắc rối hậu sát nhập. Mua một công ty là việc đơn giản. Nhưng quá trình sát nhập có rất nhiều điểm giống và khác nhau khi so sánh với việc kết hôn hay xây dựng cuộc sống gia đình. Chúng tôi tìm kiếm những giá trị chung, những kỳ vọng và tầm nhìn xa trông rộng, không phải lúc nào mọi việc cũng hoàn hảo, nhưng chúng tôi có một thành tích đáng tự hào.”

Bài học vượt qua rào cản

Thừa hưởng mô hình hoạt động độc nhất của Dentsu tại Nhật Bản, nơi họ chi phối việc mua các kênh media trên thị trường, Aegis bị cho là ở trong hoàn cảnh phải cung cấp rất nhiều bài học (kinh nghiệm) cho toàn thể mạng lưới sau khi sáp nhập, thay vì ngược lại.
Ông Andree nói thêm: “Về phía Dentsu, chúng tôi vừa triển khai nhiều hệ thống quản lý toàn cầu. Mặc dù Dentsu đã trải qua nhiều năm hoạt động ngoài nước từ thập kỷ 1960, phần lớn các bộ phận chức năng của chúng tôi được xây dựng để hoạt động tại Nhật. Vụ sát nhập của Aegis không chỉ liên quan đến truyền thông (media); tôi muốn sử dụng cơ sở hạ tầng để chúng tôi có thể hòa nhập và chuyên nghiệp hóa trên toàn cầu. Chúng tôi đã chọn lọc rất nhiều học thuyết và hệ thống, đồng thời áp dụng chúng cho khắp các công ty con của Dentsu. Như quảng cáo tự động hóa (programmatic) là điều mà chúng tôi tập trung để thấu hiểu ở Nhật, nơi mà giai đoạn này vẫn còn nhiều mới mẻ.
Đã có những sự trao đổi thông tin cực kỳ giá trị giữa những công ty trong tập đoàn. Ông Andree cho biết Aegis bắt đầu học hỏi sự nhạy bén sáng tạo từ Dentsu, và vị trí quan trọng của Dentsu trong thị trường quảng cáo thể thao cũng được xem xét như một tài sản cho mạng lưới rộng hơn. Ông Andree thừa nhận rằng có rất nhiều thứ cần làm: “Chúng tôi thậm chí còn chưa khai thác hết thế mạnh và năng lực của cả hai bên.”
Hệ thống mạng lưới Dentsu trên toàn cầu. Nguồn: Dentsu

Một tầm nhìn thay đổi toàn diện

Nói về tầm nhìn của Dentsu - “trở thành một công ty đổi mới những cách thức mà các thương hiệu được xây dựng và làm được điều đó bằng cách trở thành một tập đoàn có thể cung cấp mọi giải pháp” - có thể cũng không khác biệt quá lớn so với phần lớn các công ty khác. Nhưng ông cho rằng nhờ bỏ qua những hệ thống cũ (lỗi thời) đã mang đến cho DAN một lợi thế khác biệt. Ông cho rằng những hệ thống lỗi thời không hiệu quả trong một thế giới ưu tiên tốc độ.
“Chỉ là công ty lớn thôi không còn giá trị nữa. Khi tôi đến Dentsu, tôi đã nghĩ rằng quy mô lớn là một lợi thế lớn nhất. Bây giờ tôi thấy rằng chính nhờ đã không duy trì những hệ thống cũ lỗi thời mà chúng tôi đã phải cải cách lại tốt hơn. DAN chỉ mới hai năm tuổi và chưa có nhiều thứ trong quy trình, trong khi mọi người vẫn đang phải làm quen với những đồng nghiệp mới mà trước đây còn là đối thủ của mình. Những cá nhân tài năng muốn làm việc trong những tổ chức mà ở đó họ được khuyến khích hợp tác thay vì tham gia vào những cuộc đấu chính trị vốn tạo nên danh tiếng về ngành của chúng ta. Vậy nên thực sự những gì chúng tôi đang làm là cố gắng thay đổi ngành nhờ vào mô hình của chúng tôi.”
Những điểm nhấn trong sự nghiệp của Tim Andree:
  • 2006: Gia nhập Dentsu America với vị trí CEO
  • 2010: Được bổ nhiệm làm CEO của Dentsu Network khu vực bờ Tây, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Úc.
  • 2012: Nắm giữ chức vụ Senior Vice President của tập đoàn Dentsu và Presiden kiêm CEO của Dentsu Network; hỗ trợ sát nhập Mcgarrybowen, Taproot và Mitchell Communication Group và các công ty khác.
  • 2013: Ông trở thành thành viên hội đồng quản trị đầu tiên xuất thân từ một lãnh đạo ngoại quốc sau khi dẫn dắt thành công thương vụ sát nhập với Aegis Group.
Tầm nhìn của Dentsu thay đổi mở rộng vươn ra ngoài quảng cáo và truyền thông. Đầu năm nay, công ty đã thành lập Dentsu Ventures, một đơn vị hoạt động hoàn toàn riêng biệt với chiến lược hiện tại của Dentsu. Các danh mục đầu tư mới đây đã đổ về những lĩnh vực robot và chăm sóc sức khỏe.
“Lý do chúng tôi quyết định theo đuổi một tổ chức đầu tư mạo hiểm khiêm tốn như vậy do muốn quan sát 5, 10, 15 năm tới và tìm ra xu hướng tiếp theo; không chỉ thêm vào những giá trị cần thiết cho chiến lược hiện tại mà còn tiến hành R&D cho chiến lược tương lai. Đây là sự đầu tư lâu dài. Trong khi chúng tôi có những mong đợi về tài chính rõ ràng, tổ chức này không phải là một quỹ đầu tư mạo hiểm thông thường hoạt động chỉ để tìm kiếm lợi nhuận. Thậm chí nếu nó không hoạt động tốt dưới quan điểm tài chính thì có thể làm tốt dưới góc độ nghiên cứu.”

“Chúng tôi đã đặt mình vào một vị trí nơi chúng tôi là một thỏi nam châm hút tài năng bởi vì chúng tôi đang làm thứ gì đó mới và khác biệt.”

“Trao quyền và minh bạch”

Một mạng lưới công ty kiểu mới đòi hỏi những kiểu con người mới, như tất cả các cấp lãnh đạo agency đều biết, chiêu dụ những tài năng hàng đầu của lĩnh vực công nghệ có thể là thách thức khó khăn. Ông Andree đồng ý rằng thách thức này càng gay gắt hơn ở những thị trường đã phát triển như Mỹ hay Anh, nhưng ông cũng bày bỏ rằng quảng cáo là một ngành rất hấp dẫn với những nhân sự “sáng nhất và tốt nhất” tại những quốc gia như Trung Quốc và Brazil. Ông tin tưởng Dentsu đã có vị trí rất tốt trong suy nghĩ của những nhân sự tài năng bằng việc xây dựng danh tiếng và nhận biết như là một công ty rất khéo léo và nhạy cảm trong những thương vụ sáp nhập.
“10 năm trước, tôi đã gọi cho rất nhiều người và thỉnh thoảng họ không bắt máy, tôi giới thiệu mình đến từ Dentsu và câu trả lời sẽ là: Dentsu là ai?. Nhưng bây giờ…không phải ai cũng vậy đối với chúng tôi nhưng tôi tin rằng chúng tôi đã đặt mình vào một vị trí nơi chúng tôi là một thỏi nam châm hút tài năng bởi vì chúng tôi đang làm thứ gì đó mới và khác biệt.”
Các công ty Nhật nổi tiếng vì không trao quyền cho các nhân sự không phải người Nhật. Điều này có khi đúng, có khi không, nhưng dưới quan điểm của Dentsu, “ươm mầm cấp quản lý tại các công ty địa phương là cực kỳ quan trọng” - ông Andree chia sẻ.
“Nhìn chung chúng tôi đã được dẫn dắt địa phương hoá. Cũng như một hệ thống cho phép sự minh bạch, trao quyền địa phương cũng có thể. Tôi nhớ lại thời gian mình bắt đầu tại Dentsu, mọi người đều nói: ‘Đó là một công ty Nhật; sẽ phát triển rất chậm, anh sẽ không có quyền làm bất cứ điều gì đâu’ — nhưng đó không phải những gì xảy ra với tôi. Chúng tôi mở rộng gấp hai lần và doanh thu quốc tế tăng trưởng đến 54%. Bạn không thể làm điều tương tự từ Nhật. Bạn phải làm điều đó với cấp quản lý địa phương và trao quyền cho họ.”

TẬN DỤNG CÁC Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO LẠ


quangcao-1-1Trong ngành quảng cáo, chúng ta thường nghe nói ý tưởng giữ vai trò quan trọng: ”Hãy cho tôi một ý tưởng, tôi sẽ tạo ra một quảng cáo thành công”. Nhưng ý tưởng từ đâu ra? Đôi khi các nhà quảng cáo phát minh ra ý tưởng mới, có lúc họ dùng lại ý tưởng cũ nhưng có “chỉnh lý”.
Các nguồn cảm hứng để nảy ra ý tưởng có thể là: từ kinh nghiệm của bản thân hay của người khác, trò chuyện với người thiết kế sản phẩm, xem lại những quảng cáo cũ, nghiên cứu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các sản phẩm hồi của khách hàng…
Tuy nhiên, có những ý tưởng quảng cáo không ở ”tít tận đâu xa” mà nằm ngay trong sản phẩm muốn quảng cáo.
Phim quảng cáo dầu gội đầu Feather lấy ý tưởng từ thành phần của sản phẩm là tinh chất hoa đậu biếc: cánh hoa đậu biếc trượt nhẹ trên mái tóc để lại những làn tóc suôn và mượt.
Chắc nhiều quý ông còn nhớ câu quảng cáo: ”Có thể bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn” gắn liền với bia Saigòn Special. Ý tưởng của quảng cáo này xuất phát từ kiểu dáng chai thấp đặc trưng của Saigon Special.
Hoặc mới đây bột giặt Viso chanh lấy cảm hứng từ hương thơm của sản phẩm để tạo ra một mẫu quảng cáo “chảy nước bọt” vì hương chanh được lấy làm tâm điểm trong suốt 30 giây của phim.
Từ đầu tháng Tư đến nay, Coca-cola cũng phát sóng trên các kênh truyền hình hai quảng cáo khá lạ, sử dụng chính kiểu dáng các yếu tố trên nhãn sản phẩm, hoặc sự linh hoạt trong bố trí sản phẩm để thể hiện thông điệp: Cùng nói Coca-cola nhé.
Những hình ảnh liên quan đến sản phẩm Coca-cola tưởng chừng đơn giản, nhưng dưới bàn tay phù phép của các nhà quảng cáo chúng lại thật nhiều ý nghĩa.
Trong quảng cáo mang tên “Cho tất cả mọi người”, chai và lon Coca-Cola lúc phun trào hoặc lúc cạn được nhìn từ trên xuống hay từ dưới lên, đứng riêng lẻ hoặc đặt cạnh nhau, từng phần trên nhãn chai, sự uyển chuyển của chiếc nắp chai… đều “hoá thân” thành từng loại người hoặc một trạng thái tình cảm, một sở thích.
Điều lạ là các nhà quảng cáo quyết định dùng lời thuyết minh suốt 30 giây để tạo cảm xúc cho phim quảng cáo này. Để lời thuyết minh đi vào lòng người xem thật không dễ. Nếu thuyết minh quá chậm người xem sẽ mất cảm xúc, còn nếu quá nhanh người xem sẽ nhầm và không kịp cảm nhận.
Chai Coca-cola lắc lư, hay được nắm chặt trong bàn tay ở phim quảng cáo mang tên “Trong công viên” lại minh họa cho những ngụ ý: Anh ấy đẹp trai quá, Chào anh, Uống thêm một chai nữa nhé. . .
Sản phẩm “động” cùng ngôn ngũ cơ thể nói thay cảm xúc. Hoàn toàn trái ngược với phim quảng cáo trên, phim “Trong công viên” lại…không có thuyết minh, thay vào đó để cho chính sản phẩm “lên tiếng”.
Ý tưởng quảng cáo có khi ở ngay trước mắt mình, nó ở chính trong sản phẩm muốn quảng cáo. Vậy bạn hãy ăn thật say mê chiếc bánh, uống ngon lành cốc bia, cầm lái chiếc xe hay đọc ngấu nghiến cuốn sách, quan sát thật kĩ mẫu mã chiếc ti vi… trước khi bắt tay vào tìm ý tưởng cho một phim quảng cáo, ý tưởng sẽ đến với bạn!

CEO - CÂU CHUYỆN VỀ RÙA & THỎ CỦA CEO COCA-COLA


Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện này?: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông!
Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều. Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây.
Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Quy tắc viết một email thật chuyên nghiệp

Với sự thuận tiện và nhanh chóng trong trao đổi thông tin, email đang được sử dụng rộng rãi trong công việc văn phòng hàng ngày.
Tuy vậy, không phải ai dùng email nhiều cũng nhận biết được cách viết cho hiệu quả, đôi khi, một lối xưng hô không phù hợp hay dùng font chữ quá khó đọc sẽ làm mất thiện cảm về người gửi trong mắt đồng nghiệp, đối tác.
Sau đây sẽ là những quy tắc dành cho bạn để viết email thật chuyên nghiệp và nhận được sự đánh giá cao từ người nhận email.


Ưu, nhược điểm của 5 chiến lược định giá phổ biến

Đa số người tiêu dùng không hiểu hết ý đồ của các nhà làm tiếp thị trong cách định giá. Trên thực tế, các thử nghiệm về định giá đã rút ra một số kết luận về khuynh hướng mua hàng của người tiêu dùng.

Một số kết luận về khuynh hướng mua hàng của người tiêu dùng được rút ra như sau:
  • Khả năng chi tiền để mua một món hàng được định giá 39 USD cao hơn so với khi mặt hàng ấy được định giá 34 USD
  • Dễ đi đến quyết định mua hàng hơn khi ký hiệu tiền và dấu chấm (hoặc phẩy) được bỏ đi (nghĩa là thay vì ghi giá 1.500 thì người bán chỉ nên ghi 1500 để thu hút người tiêu dùng)
  • Có cảm giác một món hàng rẻ hơn khi được viết bằng cỡ chữ nhỏ thay vì được viết bằng cỡ chữ lớn
  • Có khuynh hướng mua loại bia cao cấp nhiều hơn so với loại bia thường nếu một loại bia thượng hạng khác cùng được bày bán với hai loại bia này, nhưng sẽ mua ít bia cao cấp hơn nếu một loại bia rẻ tiền hơn được bán cùng với hai loại bia cao cấp và bia thường (có nghĩa là người tiêu dùng có khuynh hướng chọn mua nhiều mặt hàng có giá và chất lượng trung bình)
  • Sẵn sàng trả nhiều tiền để mua cùng một loại bia nếu nó được bán trong một khách sạn sang trọng thay vì được bày bán trong một cửa hàng tạp hóa.
Theo các chuyên gia, những cách định giá như trên có thể đem lại những lợi ích kinh tế nhất định cho doanh nghiệp (DN) nhưng ở góc độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của nhãn hiệu. Vì vậy, các DN cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng từng chiến lược định giá.
Có những cách định giá phổ biến sau đây:

1. Định giá riêng lẻ (Unbundling)

Là cách định giá cho từng sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ thay vì định giá thành một “gói”. Cách định giá này rất phổ biến trong ngành hàng không khi có rất nhiều dịch vụ cộng thêm được tính giá riêng.
Trên thực tế, có những hãng như Spirit tạo ra gần 40% doanh thu từ những loại phí dịch vụ ngoài cước phí chính. Người tiêu dùng chắc chắn chẳng thích thú gì với những loại phí này nhưng đành phải trả thêm tiền cho chúng vì họ đã ra quyết định mua vé dựa trên mức giá vé cơ bản chưa gồm các dịch vụ cộng thêm vốn rất hấp dẫn (như vé “0” đồng chẳng hạn).
Một số hãng hàng không chạy theo cách định giá này vô tình tự biến mình thành một nhãn hiệu rẻ tiền trong mắt người tiêu dùng. Southwest là một trường hợp ngoại lệ. Với chủ trương đặt người tiêu dùng lên ưu tiên hàng đầu và tạo sự khác biệt với các hãng hàng không khác, Southwest đã cam kết áp dụng chính sách “không thu phí dịch vụ cộng thêm” trong thông điệp tiếp thị của mình.

2. Định giá so sánh (Comparative Pricing)

Người tiêu dùng sẽ khó đo lường giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nếu họ không được so sánh nó với giá của các sản phẩm hay dịch vụ tương tự, hay một mốc giá nào đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể định giá kiểu “30% off” (giảm giá 30% so với giá gốc) hoặc “tiết kiệm 30% so với các nhãn hiệu khác” để chứng tỏ rằng sản phẩm của mình có giá trị hơn sản phẩm của các công ty khác. Chiến lược định giá này tỏ ra khá hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ đi đến quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp rằng nếu quá nhấn mạnh về giá trong thông điệp tiếp thị thì doanh nghiệp cũng có thể biến nhãn hiệu của mình thành một nhãn hiệu rẻ tiền.

3. Định giá tự động (Automatic Payment)

Trường hợp khách hằng trả tiền đặt báo hàng tuần, tiền thuê bao dịch vụ truyền hình cáp hằng tháng là những ví dụ điển hình của cách định giá và thanh toán tự động. Cách định giá này phổ biến vì rất thuận tiện cho người tiêu dùng và thường làm cho họ không phải suy nghĩ nhiều về chi phí (vì nó đã được cố định) khi quyết định mua.
Đây cũng là một chiến lược định giá giúp dịch vụ taxi của Uber thành công. Thay vì cứ phải nhấp nhổm theo dõi đồng hồ khi ngồi taxi, người tiêu dùng nay có thể tin tưởng vào cách tính giá tự động theo hành trình khi khách gọi taxi qua Uber và yên tâm rằng mức giá đó sẽ cố định cho dù tài xế có đi theo bất cứ hành trình nào khác để đi tới điểm đến.
Việc thanh toán lại được thực hiện bằng cách trừ tiền thẻ tín dụng của hành khách nên giúp họ giải quyết chuyện phải chuẩn bị một ít tiền mặt khi đi taxi.

4. Định giá năng động (Dynamic Pricing)

Cũng với Uber, nhưng trong trường hợp định giá năng động, hãng này đã điều chỉnh các mức giá cước khác nhau cho những thời điểm khác nhau trong ngày đối với cùng một hành trình.
Cách định giá năng động giúp các công ty tăng thêm doanh thu hoặc bù đắp thêm chi phí nhưng sẽ gây ra lo lắng cho người tiêu dùng và khiến họ giảm bớt niềm tin vào nhãn hiệu.

5. Định giá cố định (Flat Pricing)

Mô hình định giá năng động của Uber cũng chính là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh khác tạo ra sự khác biệt.
Wingz là một điển hình. Cũng hoạt động tương tự như Uber nhưng với dịch vụ chính là đưa đón khách đến sân bay và thu cước cố định theo chặng, Wingz đã đem đến sự yên tâm cho khách hàng và thành công ở dịch vụ đặc thù của mình.
Các chuyên gia tiếp thị cho rằng đôi khi, chính sự đơn giản và minh bạch là những yếu tố chinh phục khách hàng hiệu quả nhất.

Tại sao quần Jeans lại có màu xanh?

Dù hiện tại dải màu của quần Jeans đã phong phú và đa dạng hơn nhưng màu xanh vẫn là màu sắc chủ đạo của quần Jean. Tại sao vậy?

Trong cuốn sách mới nhất của mình mang tên “Những sự thực đáng ngạc nhiên về màu sắc”, tác giả Jude Stewart đã nêu ra những giai thoại thú vị về sắc màu xung quanh chúng ta. Trong loạt bài viết về bí ẩn “lừa” đôi mắt, bà đã chia sẻ những câu chuyện về màu sắc của quần Jeans.
Màu sắc luôn là một ẩn số của cuộc sống. Trong bộ phim hoạt hình nói về đời sống hàng ngày, các bảng màu liên tiếp xuất hiện, các nọ nối cái kia. Các đồ vật như bút chì, ô, quả anh đào, lá, khói hiện lên trên màn ảnh rực rỡ sắc màu. Màu sắc tạo ấn tượng rồi nó cũng đột nhiên trở nên vô hình.
Jude đã từng dùng lập luận của mình để biện giải cho nhiều câu hỏi liên quan tới màu sắc như: tại sao chuồng ngựa thường có màu đỏ, taxi ở New York lại sơn toàn bộ màu vàng. Hãy chờ xem cô ấy giải thích ra sao với câu hỏi “Tại sao quần Jeans màu xanh”.
Trước tiên, tại sao lại gọi là “Jeans”? Tên cặp – Jeans và Denim bắt nguồn từ tên của hai cảng biển ở châu Âu, nơi cung cấp hai loại vải tương tự vào thời Trung Cổ. Vải bông thô Gene là sợi tổng hợp được nhập khẩu từ Genoa. Còn vải denim (lúc đó có tên là Serge de Nîmes có nguồn gốc từ Pháp. Cả hai loại vải này sau đó được dùng để sản xuất quần áo nam giới vì có độ bền và dai ngay cả sau nhiều lần giặt.
Tới thời kì sốt vàng thế kỉ 18, việc đào vàng là một công việc rất vất vả và chủ yếu làm ở trong rừng vì vậy quần áo của công nhân thường rất nhanh rách. cần đến những bộ trang phục có độ bền lớn. Vào năm 1873 doanh nhân Bavarian Levi Strauss đã hợp tác với thợ may Latvian Jacob Davis để sản xuất quần áo bằng vải thô màu chàm và có đinh tán. Đinh tán chính là đứa con tinh thần của Jacob tuy vậy ông đã không đủ tiềm lực để nhận bằng sáng chế một mình.
Sau khi quần jeans ra đời, khách hàng chủ yếu của họ là những công nhân đào vàng và nhanh chóng trở thành biểu tượng cho nhân vật của miền Tây nước Mỹ - thẳng thắn, mạnh mẽ, nổi loạn, và mang hơi hướng của kẻ nhiều tiền.
Vậy tại sao quần Jeans lại có màu xanh? Câu trả lời chính là thuốc nhuộm.
Không giống như hầu hết các loại thuốc nhuộm tự nhiên, khi bị đung nóng, ngấm trực tiếp vào các sợi vải, thuốc nhuộm chế biến từ cây chàm (có màu xanh dương) chỉ bám bên ngoài mặt vải, và cần chất xúc tác là một chất hóa học gọi là thuốc ăn màu. Sau mỗi lần giặt, một ít màu nhuộm phai đi, mang theo một ít sợi vải. Đó cũng chính là quá trình làm mềm vải thô và định hình màu sắc rất riêng của quần jeans.
Thuốc chàm nhuộm trên quần jeans
Trong khi các thợ mỏ không quan tâm nhiều tới kiểu cách thì độ bền chắc, vừa vặn và thoải mái của quần jeans lại được họ đánh giá rất cao.
Lúc đầu cha đẻ của quần jeans – Strauss dùng cả loại bông màu nâu, vải và vải denim màu xanh nhưng sau đó vào năm 1911 ông chỉ sử dụng một loại vải chủ đạo đó là denim. Giống như nhà sử học Downey từng nói: "Khi một người đã mặc một chiếc quần denim, trải nghiệm độ bền của nó ... và việc denim trở nên thoải mái hơn với mỗi lần giặt ... anh ta không bao giờ muốn mặc vải bông một lần nữa, bởi vì với vải bông dày, anh ta luôn cảm thấy như đang mặc một chiếc lều"
Kể từ khi được sản xuất vào năm 1873, quần jeans đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người, chúng "len lỏi" trên từng con phố trên khắp thế giới, và là trang phục chưa bao giờ lỗi thời.

Tại sao quảng cáo trên TV cứ được phát đi phát lại nhiều lần?

Câu hỏi phản ánh một quan niệm phổ biến là quảng cáo có tác động thuyết phục chúng ta mua hàng. Trong khi đó, bản thân chúng ta lại cảm thấy mình chẳng bị thuyết phục chút nào bởi những mẩu quảng cáo này.

Vì đâu chúng ta cảm thấy khó mà đánh giá tác động của quảng cáo đến với mình? Bởi vì chúng ta chỉ thường chú ý đến những tác động lớn, mang tầm vĩ mô mà ít ai để ý đến những tác động nhỏ hơn, liên tục và tinh tế hơn.



Ảnh mang tính chất minh họa


Thực tế thì những tác động lớn và trực tiếp vẫn xảy ra, khi thông điệp mà những mẩu quảng cáo truyền tải những thông điệp mang tính mới mẻ. Tuy nhiên, thông thường thì quảng cáo chỉ mang đến những tác động nhỏ. Những tác động này không rõ rệt khiến chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được. Chúng đại diện cho bản chất của quảng cáo và cách quảng cáo gây ảnh hưởng.

Tác giả của cuốn sách Quảng cáo và tâm trí người tiêu dùng đưa ra một dẫn chững đơn giản:

Trong cuộc sống, ta sẽ không nhận thấy được một đứa trẻ đang lớn lên hàng ngày. Phải mất một thời gian dài và nhìn lại, chúng ta mới thấy được rõ ràng là đứa bé đã lớn. Xác định xem một đứa bé lớn lên được bao nhiêu trong vòng 24h cũng như việc đo lường tác động của một người mỗi lần xem quảng cáo. Chúng ta không thể nhận thấy sự thay đổi nhỏ bé mà quảng cáo đem lại.

Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ này có thể dồn thành một tác động rõ ràng qua thời gian, nhưng từng thay đổi thì lại quá nhỏ để nhận thấy. Đặc biệt là khi tất cả những nhân tố khác đều tương đồng và các thương hiệu cạnh tranh đều như nhau.

Qua quá trình lặp lại, những thay đổi nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn, nhận thấy được giữa các thương hiệu. Tuy nhiên, chúng ta thường không để ý khi quá trình lặp lại này diễn ra.

Tiếp nhận một thông điệp quảng cáo vào tâm trí (Ví dụ “Thơm ngon đến giọt cuối cùng” hay “Nâng niu bàn chân Việt”) không có nghĩa là chúng ta tin vào thông điệp đó.
Sự lặp lại khiến người tiêu dùng trở nên thân quen với một tuyên bố thương hiệu. Vì không có bằng chứng khoa học chứng minh đều ngược lại, sự tạm công nhận đi kèm với sự thân quen đã khiến người ta tin tưởng rằng tuyên bố của thương hiệu đó là đúng. Tác động của sự lặp lại này được gọi là ‘hiệu ứng sự thật’ (the truth effect).

Chúng ta thường nghĩ rằng nếu một sự việc không đúng sự thật, sẽ có người đặt nghi vấn và không thừa nhận sự việc đó. Nếu một sự việc được lặp lại thường xuyên mà không ai nghi ngờ thì chúng ta coi đó là bằng chứng va nghiễm nhiên chập nhận là nó đúng. Tác động của sự lặp lại là tạo ra những thay đổi nhỏ tích lũy qua thời gian, cuối cùng dẫn đến ‘sự thật được rút ra’.

Nếu bạn từng hỏi vì sao các nhà quảng cáo có vẻ kiên trì lặp lại một mẩu quảng cáo. Nếu bạn từng hỏi vì sao họ lại nghĩ điều đó có thể tác động đến những người đầu óc tỉnh táo như bạn thì đây chính là câu trả lời cho bạn. Hầu hết các mẩu quảng cáo đều tạo ra những thay đổi nhỏ, nhưng chính những thay đổi nhỏ đó có thể tạo ra sự khác biệt lớn, có thể làm cán cân lựa chọn nghiêng về thương hiệu được quảng cáo.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Người vô gia cư

Không xem thì phí..


Đương nhiên sẽ không mất phí, chỉ mất tí cảm xúc. ;)



























Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Kế toán quản trị - Vị Quản gia của các CEOer

Tại sao trong nền kinh tế phẳng hiện nay, vai trò kế toán quản trị lại cần thiết đối với quá trình quản lý chung của một tổ chức.

KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung:
  • Thứ nhất, mọi tổ chức đều có các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng với chi phí hoạt động tối thiểu.
  • Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều.
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức.
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức

CÁC MỤC TIÊU CỦA TỔ CHỨC VÀ CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN LÝ

Mục tiêu của tổ chức:
Một tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để thực hiện một mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tài chính là một tổ chức, một trường đại học thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v...Một tổ chức phải được hiểu là những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài sản) của tổ chức.
Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ sở để ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức.
Mục tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Dưới đây là một số mục tiêu thường gặp của các tổ chức:
  • Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn
  • Tối thiểu hóa chi phí
  • Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm
  • Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp
  • Tăng trưởng
  • Cực đại giá trị tài sản
  • Đạt được sự ổn định trong nội bộ
  • Trách nhiệm đối với môi trường
  • Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu
Quá trình quản lý và công việc của các nhà quản lý:
Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công ty máy tính IBM do ban giám đốc (được các cổ đông của công ty bầu ra) của công ty thiết lập.
Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện 4 hoạt động (chức năng) cơ bản:
1) Lập kế hoạch
Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định.
2) Tổ chức và điều hành
Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.
3) Kiểm soát
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.
4) Ra quyết định
Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.

MỤC TIÊU CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức.
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau:
  • Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định
  • Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức
  • Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức
  • Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG TỔ CHỨC

Vai trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.
Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất, các nhà quản lý tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cao, khuyến mãi và định giá sản phẩm, và các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tất cả các nhà quản lý này đều cần thông tin cho các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý.

PHÂN BIỆT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Như đã trình bày trong những phần trên, trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính (financial accounting) là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tương bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng năm của Công ty Vinamilk cho các cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình về sản phẩm của hệ thống kế toán tài chính. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, các nhà phân tích đầu tư, khách hàng.
Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm giống nhau bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán tài chính.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

So với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì vậy, các khái niệm và công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các quyết định của quản lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để kế toán quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống kế toán quản trị phải được thay đổi, cải tiến để thích ứng với những thay đổi đó. Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh doanh gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị.
NGUỒN : SAGA TỔNG HỢP & BIÊN TẬP