Jon Bin

Jon Bin
Ảnh cá nhân

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

M&A - Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp

M&A là từ viết từ từ gốc “Merger and Acquisition” thường được dịch là sáp nhập và mua lại, dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị, chiến lược và tài chính đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Hiện vẫn đang có nhiều định nghĩa khác nhau khi tiếp cận ở các giác độ đa dạng của M&A vì vậy các định nghĩa chỉ mang tính tương đối.
MERGER (Sáp nhập) là việc kết hợp hai hoặc nhiều công ty theo đó tài sản và công nợ của công ty bán sẽ chuyển về cho công ty mua.
Những công ty tham gia sáp nhập thường là công ty có quy mô tầm cỡ tương đương, cả 2 cổ phiếu của công ty cũ đều bị thay thế bởi cổ phiếu mới phát hành.
Thông thường các công ty mới sẽ có thảo thuận trao đổi cổ phiếu cho công ty còn lại ở tỷ lệ nhất định. Ví dụ thương vụ Sony và Ericson năm 2001 và tạo nên công ty và thương hiệu mới Sonyericsson.
ACQUSITION (mua lại hoặc thâu tóm) là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể dành được quyền kiểm soát công ty đã mua lại đó.
Trường hợp này thường là những công ty có tầm cỡ lớn mua lại những công ty nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn có trường hợp công ty nhỏ vẫn có thể dành quyền quản trị và duy trì nhãn hiệu sau giao dịch, ví dụ trường hợp của P&G và Gillette (2005).
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định sáp nhập là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động sau đó.
Trong khi đó, hợp nhất là việc hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Hai công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt hoạt động và công ty mới được thành lập.
Nhìn chung, Tác giả bài viết cho rằng hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) không chỉ đơn thuần là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó mà nó phải là sự chuyển giao về cục diện bộ máy quản trị, về quyền lực trong công ty sau M&A.
Nó phải tạo nên sự thay đổi về chất của công ty mới. Muốn vậy M&A phải mang lại các giá trị quan trọng như nhân lực, công nghệ, quản lý và tầm nhìn chiến lược phát triển của công ty sau M&A.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do có nhiều cách hiểu khác nhau về M&A nên việc xếp loại thương vụ, thống kê giao dịch M&A có thể rất khác nhau trên thực tế.
Ví dụ một thương vụ đầu tư của một quỹ đầu tư vào một tập đoàn cũng có thể coi là một giao dịch M&A (có thể quỹ đó không can thiệp nhiều vào hoạt động quản trị thậm chí không đầu tư tại đó lâu dài).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét